18 thg 4, 2011
Pháp
|
(ĐCSVN) - Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam
cho biết: Từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 4 năm 2011, Tuần dương hạm “Le
Vendémiare” của Hải quân Pháp do thuyền trưởng Stanislas de Chargères chỉ huy
và thủy thủ đoàn gồm 93 người sẽ đến thăm cảng Hải Phòng.
Tuần dương hạm “Le Vandémiaire” được đưa vào phục vụ Hải quân từ năm 1993, đây là một trong những tàu chiến của Pháp hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương và có căn cứ tại Nouméa, Nouvelle Calédonie.
Các nhiệm vụ trong
thời bình của tàu chiến Pháp bao gồm: Thường trực trên biển với các khả năng
kiểm soát, thu thập thông tin và xử lý các đối tượng xâm nhập trái phép; Đổ
bộ các lực lượng tác chiến; Hoạt động của Nhà nước trên biển: cảnh sát biển
và kiểm soát các ngư trường, phòng chống ô nhiễm môi trường; Hoạt động nhân
đạo; Di tản công dân Pháp…
Được biết, trong thời
gian ở Hải Phòng, chỉ huy và thủy thủ tàu sẽ đến chào lãnh đạo TP. Hải
Phòng và giao lưu văn hóa, thể thao với cán bộ chiến sĩ Hải quân Nhân
dân Việt
|
Mạnh Hùng
Một nguồn thơ
Mưa Bolsa, mưa Đà Nẵng
Chiều Bolsa đang mưa
Mưa dầm dề dai dẳng
Lòng chợt nhớ quê nhà
Mưa rả rích buồn so
Mưa phùn thêm gió bấc
Lạnh tê tái tâm can
Ly cà phê Lộng Ngọc
Thêm một chút ấm lòng…
Phi Vũ
Mưa dầm dề dai dẳng
Lòng chợt nhớ quê nhà
Mưa rả rích buồn so
Mưa phùn thêm gió bấc
Lạnh tê tái tâm can
Ly cà phê Lộng Ngọc
Thêm một chút ấm lòng…
Phi Vũ
Tương đồng
Báo ‘giả dạng’ chồn để săn mồi
Con báo tinh ranh này bắt chước dáng đi bằng hai chân và hành động của loài chồn, để có thể dễ bề tiếp cận và bắt được con lợn lòi làm mồi.
Con báo bắt chước chồn từ dáng đi đến hành động. |
Đó là khoảnh khắc mà hướng dẫn viên du lịch Letsogile Kamogelo chộp được ở Liyanti, Bostwana. Anh vô cùng thích thú với hình ảnh báo đi bằng hai chân.
Anh kể lại tình huống bắt gặp con báo đi giống hệt loài chồn: “Con báo nhìn thấy một con lợn lòi từ xa. Một lúc sau, nó bị mất dấu con mồi vì chú lợn lòi đã chui vào một đám cỏ rất cao. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi sau đó, con báo đi bằng hai chân giống hệt loài chồn, giữ nguyên tư thế để tiếp cận con mồi. Cẩn thận và nhanh nhẹn, nó tiếp tục tìm kiếm mồi”.
Để bắt được mồi, báo đã “giả dạng” làm chồn. Để sinh tồn, nhiều loài vật có những hành động mà con người chưa phát hiện được.
ĐỖ QUYÊN
Có thế chứ
Obama chê điện thoại Nhà
Trắng lạc hậu
ICTnews – Có lẽ vị Tổng thống
Mỹ này mong muốn Phòng
bầu dục có một hệ thống liên
lạc hiện đại kiểu như trong
phim “Chiến tranh giữa các vì
sao”.
Trong một cuộc gặp gỡ với các
nhà tài trợ vừa diễn ra tại
thành phố Chicago vừa qua,
ông Barack Obama đã cho rằng
nước Mỹ đang gặp những “nút
thắt cổ chai” trong lĩnh vực
sáng tạo công nghệ và điều đó
khiến đất nước này tụt hậu
nhanh chóng so với các đồng
minh khác.
Để dẫn chứng cho quan điểm
này của mình, vị tổng thống Mỹ
đã lấy ví dụ từ chính hệ thống
điện thoại liên lạc của Nhà
Trắng và Văn phòng Tổng
thống (Phòng bầu dục).
“Tại Phòng bầu dục, tôi đã luôn
tưởng tượng rằng ở đó sẽ có
những chiếc điện thoại và
những đồ điện tử, công nghệ
thật tuyệt. Dù là Tổng thống Mỹ
nhưng tôi cũng giống như
những người đàn ông khác rất
thích những thứ đó. Tôi thích
có được những nút bấm thật
“hay”, những đồ công nghệ
thật và những chiếc màn hình
lớn sẽ tự động xuất hiện mỗi
khi tôibấm nút. Nhưng điều đó
đã không xảy ra”, ông Obama
nói trong một buổi vận động
gây quỹ tại một nhà hàng ở
Chicago.
Nguyễn Thanh
Theo Huffington Post
Hệ điều hành như thế chứ
350.000 thiết bị Android kích
hoạt mỗi ngày
Cập nhật lúc 16h03, ngày
18/04/2011
KTÐT - Google vừa tiết lộ có
350.000 thiết bị chạy trên hệ
điều hành Android được kích
hoạt mỗi ngày, tăng 14% so
với thống kê vào tháng 12
năm ngoái.
Theo Google, hiện nay mỗi
ngày có 350.000 thiết bị sử
dụng Android được kích hoạt,
tương đương khoảng 10,5
triệu thiết bị trong vòng một
tháng và 126 triệu nếu tính
theo năm. Chỉ sau 18 tháng
xuất hiện từ nửa cuối năm
2009 đến hết năm 2010, hệ
điều hành Android đã tăng từ
con số 30.000 thiết bị kích hoạt
mỗi ngày lên đến 300.000. Tốc
độ tăng trưởng 1 lần sau mỗi
năm giúp nền tảng này nhanh
chóng xây dựng được một chỗ
đứng vững trên thị trường thế
giới, hiện chỉ đứng sau
Symbian của Nokia.
Google cũng cho biết có trên 3
tỷ ứng dụng Android được cài
đặt trên các di động trên toàn
thế giới. Khi được hỏi về máy
tính bảng Android, Google cho
biết các máy tính bảng hiện
đang đảm đương tốt vai trò
trên thị trường và tiến triển
rất khả quan. Hiện Xoom là
thiết bị đầu tiên chạy trên nền
Android 3.0 (tên mã
Honeycomb), Google chắc chắn
sẽ tiếp tục làm việc để phát
triển Android cho máy tính
bảng.
Theo ICTnews
Phát hiện mới
Mọi ngôn ngữ khởi nguồn từ
châu Phi?
2:31 PM, 18/04/2011
Từ khóa:
Print Email
Một nhà nghiên cứu thanh âm
các ngôn ngữ thế giới vừa
phát hiện ra dấu vết cho thấy
khu vực Nam Phi là nguồn gốc
của các loại ngôn ngữ hiện đại
ngày nay.
Kết quả này khớp với bằng
chứng thu được từ những hộp
xương sọ hóa thạch và mẫu
ADN cho thấy con người hiện
đại có nguồn gốc từ châu Phi.
Các ngôn ngữ hiện đại có chung
nguồn gốc hay không vốn là
vấn đề gây nhiều tranh cãi của
các nhà ngôn ngữ học.
Việc phát hiện ra dấu vết cổ
liên quan tới ngôn ngữ là điều
khiến các nhà nghiên cứu rất
ngạc nhiên. Vì ngôn ngữ thay
đổi rất nhanh, nên nhiều người
nghĩ rằng việc truy tận gốc các
loại ngôn ngữ là điều không
thể.
Cho tới nay, ngữ hệ cổ nhất
được dựng lại là hệ ngôn ngữ
Ấn – Âu, trong đó có tiếng Anh.
Ngữ hệ này có cách đây khoảng
9.000 năm.
Màu đậm dần thể hiện sự giảm
đa dạng của các ngôn ngữ.
(Nguồn: NYT)
Quentin Atkinson, nhà sinh vật
học ở ĐH Auckland (New
Zealand), phản bác lại mốc thời
gian này bằng cách tập trung
nghiên cứu không chỉ từ ngữ,
mà còn cả âm vị - thành tố cơ
bản nhất của ngôn ngữ.
TS. Atkinson áp dụng phương
pháp toán học vào ngôn ngữ.
Ông đã tìm ra một mô hình
chung đơn giản nhưng rất
đáng chú ý trong 500 ngôn ngữ
nói khắp thế giới, rằng khu vực
ngôn ngữ càng xa khu vực
ngôn ngữ gốc ở châu Phi thì sử
dụng càng ít âm vị.
Một số loại ngôn ngữ ở châu
Phi có hơn 100 âm vị, trong khi
ngôn ngữ Hawaii, nơi ở gần
cuối cuộc hành trình di cư của
con người tính từ châu Phi, chỉ
có 13 âm vị, còn tiếng Anh có
45 âm vị.
Mô hình giảm đa dạng theo
khoảng cách, tương tự như
giảm đa dạng về gene, ở
những nơi cách xa châu Phi,
cho thấy nguồn gốc của các loại
ngôn ngữ là ở miền tây nam
châu Phi, TS Atkinson khẳng
định.
Ngôn ngữ ít nhất đã 50.000
năm tuổi, cùng thời gian con
người tỏa ra khắp nơi trên thế
giới từ châu Phi. Các nhà khoa
học nói rằng quá trình di cư
của con người bắt đầu từ ít
nhất 100.000 năm trước.
Giới ngôn ngữ học có xu hướng
phản bác bất cứ tuyên bố nào
cho rằng ngôn ngữ có từ hơn
10.000 năm trước. Tuy nhiên,
“Công trình nghiên cứu tương
đối thuyết phục được tôi rằng
kiểu nghiên cứu này là có thể”,
Martin Haspelmath, nhà ngôn
ngữ học ở Việnnhân chủng học
tiến hóa ở Leipzig (Đức), nói.
TS. Atkinson là một trong số các
nhà sinh vật học khởi đầu quá
trình đưa ngôn ngữ học lịch sử
vào phương pháp thống kê
phức tạp để tạo ra sơ đồ gene
dựa trên chuỗi ADN.
Năm 2003, TS. Atkinson và nhà
khoa học Russel Gray ở ĐH
Auckland tái tạo lại hệ thống
ngôn ngữ Ấn Âu bằng phương
pháp vẽ hình cây. Cây này chỉ ra
rằng tuổi của hệ ngôn ngữ Ấn -
Âu nhiều hơn nhiều thời gian
các nhà ngôn ngữ học ước
lượng và do đó ủng lý thuyết
cho rằng hệ ngôn ngữ này
được đa dạng hóa nhờ sự lan
tỏa của nông nghiệp 10.000
năm trước, chứ không phải
nhờ quá trình xâm lược của
người đông Âu và Xibêri 6.000
năm trước – mốc thời gian mà
hầu hết các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ tán thành.
Trúc Quỳnh (Theo NYT)