Trời thử thách người Nhật


Tuyết rơi dày, người Nhật thêm khốn khó

Nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa và tìm kiếm nạn nhân tại Nhật Bản trở nên khó khăn hơn sau khi tuyết rơi tại một số vùng từ hôm qua.

Tuyết bắt đầu rơi mạnh tại hai tỉnh Miyagi và Iwate từ hôm 16/3. Ảnh: AP.
Những đống đổ nát tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi bị bao phủ bởi tuyết. Ảnh: AP.
Các nhân viên cứu hỏa tìm kiếm nạn nhân động đất và sóng thần khi tuyết rơi tại thành phố Miyagi, tỉnh Iwate hôm 16/3. Ảnh: AFP.
Các nhân viên cứu hỏa tìm kiếm nạn nhân động đất và sóng thần khi tuyết rơi tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate hôm 16/3. Ảnh: AFP.
Người dân xếp hàng để mua thực phẩm bên ngoài một siêu thị ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Bất chấp tuyết rơi dày đặc, lực lượng cứu hộ
Bất chấp tuyết rơi dày đặc, lực lượng cứu hộ vẫn tìm kiếm nạn nhân mất tích trong những đống đổ nát ở thành phố Minamisanriku, tỉnh Miyagi hôm 16/3. Ảnh: AP.
Bà cụ chở nước bằng xe đạp khi tuyết rơi hôm 16/3. Ảnh: AP.
Bà cụ chở nước bằng xe đạp khi tuyết rơi hôm 16/3. Ảnh: AP.
Binh sĩ đào bới trong các đống đổ nát để tìm kiếm nạn nhân tại thành phố Miyagi, tỉnh Iwate.
Binh sĩ đào bới trong các đống đổ nát để tìm kiếm nạn nhân tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate hôm 16/3. Ảnh: AFP.
Dù tuyết rơi tới tấp, một phụ nữ
Dù tuyết rơi tới tấp, một phụ nữ vẫn tìm kiếm những đồ đạc có thể dùng được trong đống đổ nát của một nhà máy trong thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi hôm 16/3. Ảnh: AFP.
Người dân xếp hàng chờ xe buýt tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Người dân xếp hàng chờ xe buýt tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Một bà mẹ che cho con
Một bà mẹ che tuyết cho con trong lúc chờ xe buýt tại thành phố Sendai. Ảnh: AP.
Người dân cố gắng vượt qua một con đường ngập nước
Người dân cố gắng vượt qua một con đường ngập nước ở thành phố Ishinomaki ở phía đông bắc Nhật Bản hôm 17/3. Ảnh: AP.
Người dân trở lại ngôi nhà đổ nát của họ
Người dân trở lại ngôi nhà đổ nát của họ tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Cảnh tượng đổ nát tại tỉnh Miyagi
Tuyết cản trở nỗ lực cứu hộ
Việt Linh

Có còn hơn không


Sẵn sàng cử đội y tế sang giúp Nhật Bản

(VOV) - Chính phủ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD và sẽ cử đội y tế sang giúp nếu Chính phủ Nhật Bản yêu cầu
** Ngày 14/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki. 
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với những tổn thất nghiêm trọng mà người dân Nhật Bản đang phải hứng chịu, đồng thời khẳng định tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Nhật Bản trong lúc khó khăn này.
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn thông báo ngoài việc hỗ trợ 200.000 USD, nếu Chính phủ Nhật Bản thấy cần thiết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng cử cán bộ y tế sang Nhật Bản góp phần khắc phục hậu quả do động đất và sóng thần gây ra.
Đại sứ Tanizaki chân thành cảm ơn Lãnh đạo Việt Nam đã sớm có thư thăm hỏi và trợ giúp khẩn cấp 200.000 USD cho người dân Nhật Bản trước thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3.
Đại sứ Tanizaki cho biết, phía Nhật Bản đang phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản trong công tác bảo hộ công dân Việt Nam. Đến nay chưa có thông tin nào về việc người Việt Nam bị thương vong trong cơn động đất, sóng thần vừa qua.
Đại sứ thông báo đã có vụ nổ tại lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nhưng sự cố này hoàn toàn khác với thảm họa Chernoby trước đây, đây chỉ là vụ nổ khí hydro và tình hình chưa vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chưa xảy ra hiện tượng rò rỉ chất phóng xạ ở mức độ nghiêm trọng.

** Ngày 14/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự kiện động đất, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản ngày 11/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói:
"Việt Nam cảm thông sâu sắc và chia sẻ những đau thương, mất mát mà đất nước và nhân dân Nhật Bản đang phải trải qua do động đất và sóng thần gây ra. Chúng tôi tin tưởng rằng với ý chí và quyết tâm của mình, Nhật Bản sẽ vượt qua khó khăn, sớm khắc phục hậu quả thảm họa, tiếp tục phát triển.
Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ Nhật Bản trong khả năng của mình. Chính phủ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD và sẽ cử đội y tế sang giúp nếu Chính phủ Nhật Bản yêu cầu. Chúng tôi đang trao đổi với phía Nhật Bản để đáp ứng đúng nhu cầu của phía Nhật Bản"./.
VOVNews

Nhân tai mới bắt đầu


Tổng hợp hình ảnh biểu tình ở Bahrain
Cập nhật lúc :6:40 PM, 17/03/2011
Diễn ra từ ngày 17/2, do hiệu ứng "hoa lài", những người chống chính phủ ở Bahrain đang nuôi hy vọng về thành công như ở Ai Cập, Tunisia.
>> 4 người thiệt mạng ở Bahrrain vì biểu tình
>> Bahrain áp đặt tình trạng khẩn cấp

Trước thành công của "cách mạng hoa nhài" tại các nước láng giềng, người dân Bahrain đã tổ chức các cuộc biểu tình nhằm phản đối chế độ độc tài của ông Al Khalifa.

Trong những diễn biến đã qua, người biểu tình đổ ra đường phố Thủ đô Manama, đặc biệt là khu quảng trường trung tâm Pearl, chặn các tuyến đường huyết mạch vào thành phố. Hàng nghìn người biểu tình đòi cải tổ dân chủ, gặp phải sự đàn áp mạnh mẽ của lực lượng cảnh sát với hơi cay, vòi rồng và đạn cao su.

Phe đối lập của Bahrain do phe Hồi giáo Shiite lãnh đạo vẫn mở các cuộc biểu tình mỗi ngày đòi toàn thể chính phủ từ chức. Vương quốc này do gia đình Al-Khalifa thuộc phe thiểu số Hồi giáo Sunni cai trị. 

Những người biểu tình chống chính phủ cũng đòi quốc vương chuyển giao quyền bính lại cho một chính phủ do dân bầu, đại diện cho phe đa số tại quốc gia vùng Vịnh này với đa số dân là Hồi giáo Shiite. 

Mới đây nhất, Arab Saudi đưa hơn 1.000 quân vào lãnh thổ Bahrain, viện cớ giúp nước này bình ổn tình hình đã gây ra làn sóng giận dữ dâng cao với dân chúng. Đây được coi là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ nghiêm trọng.

Dưới đây là những hình ảnh về cuộc biểu tình ở Bahrain:
Những người biểu tình chống chính phủ sử dụng gạch xếp dòng chữ “Game Over” (Trò chơi kết thúc) trước con đường tới Financial Habour ở Thủ đô Manama, Bahrain.
Cảnh sát Bahrain sử dụng súng bắn đạn cao su để dẹp những người biểu tình.
Một dòng chữ khác của nhóm biểu tình là Freedom (Tự do) và 14 Feb (14/2), thể hiện ý nghĩa rằng tự do bắt đầu từ cuộc nổi dậy hạ bệ những nhà lãnh đạo ở Ai Cập và Tunisia ngày 14/2.
Những người biểu tình đang tìm chỗ ẩn nấp khi cảnh sát Bahrain đang sử dụng khí ga làm cay mắt nhằm dẹp loạn.
Người dân Bahrain đang quan sát đống bình xịt ga và đạn cao su bỏ lại tại quảng trường Pearl, tụ điểm tập hợp của nhóm người chống chính phủ, một ngày sau cuộc đụng  độ giữa cảnh sát và người biểu tình, khi họ thử chiếm đóng ngân hàng trung ương.
Trước số lượng người biểu tình đông đảo, cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng để giải tán.
Một người biểu tình đang sử dụng những cử chỉ phản đối hướng về phía hàng cảnh sát chống bạo động gần quảng trường Pearl.
Ngư dân Bahrain cũng tham gia biểu tình với cờ và biểu ngữ trên thuyền của họ dọc bờ biển Manama.
Giơ hai ngón tay biểu hiện sự chiến thắng, người dân Bahrain đang ra dấu về phía trực thăng quân sự bay qua thủ đô Manama.
Một người dân đang vẽ một tấm bảng với dòng chữ: “Biến đi, Al Khalifa” trong khu trại của người biểu tình ở quảng trường Pearl.
Một tuyến đường khác chạy vào Financial Habour cũng bị nhóm biểu tường dựng hàng rào chắn.
Hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài đại sứ quán Arab Saudi ở Thủ đô Manama để phản đối hành động tự ý đưa quân đội vào đất nước Bahrain.
Một bác sĩ phẫu thuật lãnh đạo một nhóm nổi dậy tại bệnh viện sau khi cảnh sát Bahrain đã càn quét qua khu trại tạm của người biểu tình ở quảng trường Square khiến nhiều người chết và bị thương.
Ngày 17/2, Chính phủ Bahrain đã đưa cả xe tăng quân sự vào khu vực gần quảng trường Pearl để tấn công người biểu tình.

>> Xung đột Trung Đông nhìn từ nội bộ cộng đồng Hồi giáo
>> Lý giải sự khác biệt giữa Libya với Tunisia, Ai Cập
>> Bắc Phi - Trung Đông: Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc?
>> Tương lai nào cho các loài ‘hoa’ ở Bắc Phi – Trung Đông

>> 'Chảo lửa' Trung Đông phụ thuộc Israel
>> 3 lý do Mỹ không nên can thiệp vào Libya
>> Israel sẵn sàng 'phiêu lưu quân sự' tại Trung Đông
Thùy Liên (theo Telegraph)

Cảm tử


Số phận của 180 'cảm tử quân' tại nhà máy hạt nhân

Bất chấp nguy cơ nhiễm xạ, các công nhân ở nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đang nỗ lực chống lại thảm họa hạt nhân cận kề. Với nhiệm vụ cảm tử đang thực thi, họ được người dân Nhật tôn là những người anh hùng.

Nhóm chuyên gia đặc biệt của chính phủ đang phân tích số liệu phóng xạ bị rò rỉ tại trụ sở chính của đội cứu hộ khẩn cấp ở thành phố Fukushima. Ảnh: AP.
Trước nguy cơ rò rỉ phóng xạ ở mức độ cao, mới đây chính phủ Nhật đã quyết định sơ tán 800 công nhân ra khỏi khu vực nhà máy. Hôm 16/3, 180 công nhân đã dũng cảm quay trở lại nơi này để bơm nước làm mát cho các lò phản ứng đã cạn kiệt. Họ thay phiên nhau, mỗi ca 50 người để có thời gian nghỉ, khử nhiễm và cũng không ai có thể ở trong nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã bị phá hủy quá 15 phút. Các công nhân này được gọi với cái tên "Fukushima 50" và họ là niềm hy vọng duy nhất của Nhật Bản để tránh một thảm họa nguyên tử giống như Chernobyl ở Ukraina năm 1986. Những người đàn ông ấy đang chiến đấu để cứu sống hàng triệu con người bất chấp một thực tế, nếu thành công, họ sẽ chết vì nhiễm một lượng phóng xạ chết người. Mặc dù được mặc đồ bảo hộ và đeo mặt nạ chống độc nhưng nguy cơ nhiễm phóng xạ vẫn rất cao. Hiện, chi tiết về những người anh hùng và công việc của họ rất sơ sài.
Do hệ thống làm lạnh chạy bằng điện của nhà máy này đã bị phá hủy sau vụ động đất, sóng thần tuần trước nên họ phải dùng máy bơm nước bằng tay để đưa nước biển vào làm mát các lò phản ứng. Nếu các thanh nhiên liệu không được làm mát kịp thời, chúng sẽ tan chảy và làm rò rỉ lượng phóng xạ chết người vào không khí.
Một nguồn tin liên lạc với nhóm thực thi nhiệm vụ khẩn cấp trên chia sẻ với hãng tinCBS rằng, các công nhân "không sợ chết" khi trở lại lò phản ứng để ngăn chặn tình trạng tan chảy ở các thanh nhiên liệu bởi trên vai họ lúc này là sự an toàn và cuộc sống người dân Nhật Bản.
Nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi bị phá hủy trong một vụ nổ lần đây. Ảnh: AP.
Miêu tả nỗ lực của những người trên, tờ The New York Times đưa tin: "Họ trườn, bò qua đường dẫn của thiết bị trong bóng tối chỉ với những chiếc đèn pin. Các công nhân phải thở rất khó khăn qua chiếc mặt nạ phòng độc và cõng trên lưng bình oxy nặng trịch. Để tránh cơn mưa bức xạ vô hình lên cơ thể, họ còn mặc cả bộ áo liền quần màu trắng, đội mũ trùm đầu".
Trước tình thế cấp bách, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cuối cùng đã đề nghị một đội công nhân làm nhiệm vụ cảm tử. "Các bạn là những người duy nhất có thể giải quyết được cơn khủng hoảng này", nhà lãnh đạo cấp cao nói.
Chuyên gia an toàn nguyên tử David Lochbaum cho hay, những người đàn ông đó có thể đang phải thực thi một nhiệm vụ cảm tử. Phát biểu trên đài phát thanh quốc gia, chuyên gia ấy nói rằng, mức độ phóng xạ ở một vài nơi trong các lò phản ứng đủ cao để gây chết người trong vòng 16 giây. Tiến sĩ Chandon Guha, chuyên gia phóng xạ tại Đại học Y Albert Einstein ở New York đã ca ngợi các công nhân đó là những người anh hùng.
Trực thăng được huy động để tưới nước biển từ trên cao. Ảnh: AP.
TEPCO, công ty điện lực Tokyo, không cung cấp bất cứ thông tin nào về những công nhân này do đó hiện vẫn chưa rõ họ là ai. Nhà tư vấn năng lượng nguyên tử Arnold Gundersen làm việc tại nhà máy giống Fukushima ở Mỹ cho rằng những người này có thể là công nhân bình thường, những người đã nghỉ hưu hoặc công nhân ở nhiều nhà máy khác không bị ảnh hưởng từ thảm họa.
Trước sự dũng cảm đó, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã bày tỏ lòng tôn kính, cúi chào và khuyến khích những người anh hùng. Ngoài các công nhân trên, trực thăng cũng được huy động để tưới nước từ trên cao, tuy nhiên người đứng đầu nội các Nhật, ông Yukio Adeno, cảnh báo đây không phải là cách giải quyết tối ưu bởi nhiều vấn đề phát sinh có thể xảy ra từ phương pháp ấy. Mới đây, chính phủ Nhật đã phải huy động tới máy xúc ủi đất dọn đường để xe cứu hỏa có thể vào được gần hơn các lò phản ứng. Theo NewsMax, số người chết trong thảm họa kép hôm 11/3 có thể đã vượt quá con số 10.000 người. Hiện tại, giới chức Nhật mới công bố chính thức con số 4.000 người.
Bình Minh

Đạo Sướng và chủ nghĩa Tiền Hàng

Loài người có nhiều đạo khác nhau nhưng cùng chúng một cái lý là làm cho con người sung sướng. Cách sung sướng khác nhau mà có nhiều cái đạo khác nhau. Để sung sướng không thể thiếu tiền hàng, các loại hàng ngày càng đa dạng mới lạ. Mỗi người, mỗi dân tộc, quốc gia, khu vực có loại hàng ưu thế của mình, muốn cái hàng của người ta không thể ôm cái hàng của mình đi đổi được, thành ra đã sáng tạo ra đồng tiền, thật là tiện lợi và cũng thật tai hại. Bản chất của tiền là biểu tượng của hàng, vì sự tiện lợi của tiền mà người ta tạo ra vô số hàng giả để nhanh có tiền. Cái hàng quan trọng là điều hòa xã hội nay đang bị làm giả nghiêm trọng, trong khi vẫn thu tiền của công cộng. Hoàn toàn không có điều hòa xã hội mà chỉ có làm loạn xã hội mà vẫn ung dung bắt xã hội phải chi trả cho những việc làm càng ngày càng gây rối loạn xã hội. Xã hội còng lưng làm ra các loại hàng xuất ra thế giới để thu tiền về, thì số tiền này luôn bị hao mòn không cần thiết. Người ta còn biến không gian sinh tồn của dân tộc thành hàng để chuyển ra tiền riêng của cá nhân, của một nhóm người. Cả một đoàn người vòng vo ngoắt ngoéo rồi vẫn đi về cái quỹ đạo chung là Sướng Tiền Hàng, nhưng cái sướng giả, cái tiền giả, cái hàng giả còn nhiều quá. Nếu có sướng thật, tiền thật, hàng thật thì có treo cổ tôi lên tôi cũng làm.

Trò chơi quan tòa chỉ điểm

Trẻ con bây giờ không thấy chơi trò quan tòa chỉ điểm, có bốn mảnh giấy như nhau được ghi các chữ, quan tòa, chỉ điểm, ăn cắp, đao phủ. Bốn đứa chơi chọn hú họa lấy một mảnh giấy đó, đứa nào bắt phải mảnh giấy chỉ điểm là cực nhất, phải truy tìm được thằng nào là thằng ăn cắp, cách duy nhất là nhìn nét mặt phán đoán, chỉ đúng thằng ăn cắp thì không nói làm gì, nếu chỉ sai thì ngay lập tức quan tòa phán quyết đánh bao nhiêu cái đó và đao phủ thi hành công vụ. Thằng ăn cắp có hai phần ba khả năng thoát tội, thằng điều tra (chỉ điểm ) lại những hai phần ba khả năng bị tội. Quan tòa sướng nhất chỉ cần phán quyết hoặc tha bổng, đao phủ gặp thằng hung bạo thì thích trí vì được đánh người, có thằng hiền lành không muốn làm đao phủ một tí nào. Trò chơi cứ lặp đi lặp lại, chúng tìm cách trả thù hoặc tha bổng lẫn nhau, hoặc ra đòn hung ác hoặc nhẹ tay, quan tòa và đao phủ là nguyên nhân gây ra thù oán hoặc ơn huệ. Bây giờ mà biết được người nào nghĩ ra trò chơi này để hỏi chuyện thì thật hay. Cái thằng ăn cắp lại là cái thằng có khả năng thoát tội cao nhất, sao vậy nhỉ.

Chủ nghĩa Tiền Tệ

Muốn có ăn tiền
Muốn có chơi tiền
Muốn có việc làm tiền
Muốn lên chức tiền
Muốn thoát tội tiền
Muốn đẹp mặt tiền
Muốn hại người tiền
Muốn có danh tiếng tiền
Muốn có học hàm cao tiền
Muốn có nhiều tiền tiền
Muốn có tình tiền
Muốn giữ ngôi Tệ