16 thg 3, 2011

Trường thi

Trường thi bây giờ đã đi vào cửa sau, đi vào xó bếp, đi vào nhà hàng, vợ của giám khảo có quyền cấp bằng. Thi để làm gì, cấp bằng để làm gì?

Để xác nhận người đi thi đã đạt được một cái chuẩn nào đó để làm một việc gì đó.

Không nên quan trọng vào cái chứng nhận ấy, nhưng cứ phải chờ chiến tranh để đánh thắng úy thì phong úy, thắng tá thì phong tá, thắng tướng thì phong tướng hay sao.

Các bậc tiền bối còn nhiều lắm, được các bậc này chứng nhận là đủ rồi.

Tùy theo ngành nghề và sở nguyện mà có những vị “đầu đảng” xác nhận, có một xác nhận đó có mà sống cả đời.

Thì bây giờ vẫn vậy chứ có gì khác đâu. Chú cho anh gửi thằng em nhé, thằng đó nó là cháu của anh đấy… cần gì bằng cấp cho phức tạp.

Người bảo lãnh, người đủ uy tín sẽ bảo lãnh được, một người không đủ bảo lãnh thì ngàn vạn người bảo lãnh có tin không?

Chắc nhiều người còn nhớ chuyện tiếng trống năm 98, mọi người đánh trống, đánh cho xẹp cái trống của người đàn ông (tức là cái bụng to); thời đó chưa có bệnh béo phì, nên chỉ một số thành phần nào đó mới đủ điều kiện có trống. Toàn dân nổi dậy đánh trống, bây giờ nghe kể lại mà thấy vẫn còn sợ.

Vậy mà ba ba thuồng luồng vào cấu xé Sơn Tinh ở Ba Vi không biết sợ nhỉ.

Không cần phải lạy ông đi qua bà đi lại, chỉ cần cho chúng sinh cái chứng nhận là họ sống khỏe thôi.

Muốn có giấy chứng nhận (hay còn gọi là bằng) phải qua trường thi.

Làng blogger.com

Không thể vào blogger.com được nữa các bác ơi

Một bài hay của blog Chunamcuong.blogspot.com

Thứ ba, ngày 15 tháng ba năm 2011

CHUYỆN VỚ VẨN

Trong một chương trình giải trí “Đi tìm triệu phú” có 1 câu hỏi thế này: Con ve sầu đi tiểu(tiện) khi nào: a- Lúc đang đậu?, b- lúc đang bay?; c- …… ?

Và bác Lại Văn Sâm công bố đáp án “đúng” cuối cùng: b- lúc đang bay. Bác Sâm Văn Lại còn giải thích rất khoa học rằng: Khi ve sầu bay, cơ bụng của nó ép lại và bàng quang bị ép nên nó đồng thời giải phóng nước tiểu.

Không biết sau đó có ai phản đối không, nhưng chắc chắn 100%, nhà đài VTV3 đã sai.

Tôi không phải nhà nghiên cứu côn trùng, song tôi từng bắt rất nhiều ve sầu bằng nhựa mít. Giữa trưa hè, đầu tiên tới nơi(cây hoè) có tiếng râm ran, sau đó ngửa mặt tìm một tia nước rất mảnh như 1 tia mưa bụi trong ánh nắng xuyên qua kẽ lá, cành, rồi dùng cây dài (thường là cây đay khô) có nhựa mít ở đầu mút (tăm tre cắm đầu cây đay), và dính ca sỹ mùa hè đang say mê. Có khi do cảnh giác, tiếng ve sầu chợt im, nhưng vẫn tru tìm được chú theo tia nước tiểu, dù rất mỏng manh và đôi khi đứt quãng.

Vấn đề rõ là chẳng quan trọng gì nếu những thông tin kiểu vậy không phải được phát ra từ VTV !

**

Cả dân tộc xứ Phù Tang đang đau thương đối phó và giải quyết muôn vàn khó khăn sau cơn động đất-sóng thần.

Nhà nước Việt Nam ủng hộ 200 000 USD, Hội chữ thập đỏ VN cũng ủng hộ 50 000 usd sau đó, thoạt nghe thấy thật là quí hoá, lá rách đùm bọc lá lành trong cơn hoạn nạn, cũng tốt chứ sao.

Nhưng nếu suy xét, không cần kỹ, thì sẽ thấy VN ta thật chẳng hiểu biết gì. Chẳng biết mình là ai, bạn là ai, mình có gì, bạn cần gì khi hoạn nạn. Có vẻ các quan chức nhà nước chỉ chắc chắn biết rằng: “Tiền giải quyết được tất cả”. (theo tư tưởng 5 cam chăng)

Thu nhập GDP bình quân đầu người của Nhật chừng 50 000 USD, thế thì nếu đói bụng và tiền có thể nuốt thay cơm thì chắc người Nhật không bị đói, dù đang rất đau khổ.

Phải chi Nhà nước VN gởi một đội cứu hộ xuất sắc nhất, hoặc một đội chăm sóc viên tình nguyện (bác sĩ, y tá, hộ lý) thì có lẽ giá trị món quà của nhân dân VN giành cho nhân dân, chính phủ Nhật sẽ đáng giá gấp muôn triệu lần 250 000USD.

Cũng sẽ qua, nhưng cách hành xử của chính phủ VN nếu không khác đi trong những ngày tới thì thật là nhục nhã!


Bạn ạ, 2 sự việc có vẻ khác nhau và không liên quan, nhưng tính chất bậy bạ là giống nhau!

Người trái đất và người đầu đất

Hội trường của bác Trương Duy Nhất có rất nhiều người vào phát biểu chỉ một ai đó là đầu đất.

Đúng là đầu đất thật, cần đâu xa chỉ cần so với nhà Nho xưa, chỉ cần thông Việt học, Hán học, học ở đâu không cần biết, thi một phát, đậu cử nhân là có thể làm được huyện trưởng, tỉnh trưởng trở lên, lại còn cầm kỳ thi họa đủ cả (không phải giỏi họa là mang họa như bây giờ ).

Khi cần nhà Nho cầm quân dẹp giặc, giáo hóa dân chúng, đưa dân đi khai khẩn lập ấp, tạo cuộc sống mới cho dân chúng. Khi cần lại làm thuốc cho dân, nếu muốn tham khảo vận mệnh của mình thế nào nhà Nho cũng chơi luôn, ai muốn biết thời thế nào, nhà Nho cũng làm được tuốt và đặc biệt là làm thầy giáo.

Sau này do cái nhận thức thế giới chỉ có chúng mình là Trung Hoa và Việt Nam nên bị thực dân đô hộ. Vẫn là nhà Nho học thêm vài môn nữa là Pháp học, Mỹ học, Liên hiệp quốc học thế là lại có thế hệ vàng, chứ không phải thế hệ đất như bây giờ.

Bài học to đùng mà vẫn cứ lại hát, thế giới chỉ có chúng mình, cái Nho không còn thì học được cái gì nữa.

Thế là đầu đất lại chửi đầu đất, họ hàng nhà Bờm lại sống dậy. Ai để ý Lý Tiểu Long thì thấy võ cực giỏi, sáng tạo ra một phái võ mới là Triệt quyền đạo, một số người lao đầu vào học Triệt quyền đạo và không bao giờ đến đỉnh vì không biết cái nền của nó là Thiếu Lâm (phái Vịnh Xuân ).

Đầu đất nên bỏ Nho, học đủ thứ cao siêu và bây giờ đang đi đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh nổi giận sẽ diệt hết ba ba thuồng luồng. Đầu đất, tượng đất, khi nước dâng thì đất lại về đất.

Báo mạng và sách mạng

Tại Mỹ báo mạng đã thắng báo giấy, văn minh chiến thắng lạc hậu không phải ngày một ngày hai mà thành. Người đưa tin và người xem tin là cặp không thể thiếu, còn cách đưa tin thì có vô vàn.

Nhìn các bác tài trên đường, chỉ cần một cái lắc tay hay một cái chỉ tay để đưa thông tin quan trọng là có tổ làm luật trên đường không. Như vậy một bàn tay trong một khoảnh khắc cực ngắn đã đưa một tin liên quan đến cuộc sống của mình.

Không phủ nhận báo giấy, giấy viết và chữ in là một sáng tạo văn minh của loài người, do tiến bộ xã hội nhanh quá mà báo giấy phải nhường chỗ. Thế giới ảo đưa tin cực nhanh cực tiện lợi, nhưng vì vấn đề tiền mà trì hoãn quá trình này.

Ai chả biết phải tốn kém mới có tin được, phải thu ít nhất là đủ chi phí cho việc lấy tin, thiếu gì cách thu tiền mà lo.

Cuộc chiến báo giấy và báo mạng coi như xong, nay còn cuộc chiến sách giấy và sách mạng. Lại là vấn đề tiền và hơn nữa là vấn đề làm dấu ấn cá nhân, có thể vấn đề tiền chưa hẳn là lớn, nhưng vấn đề tạo dấu ấn, vấn để thể hiện cá nhân là vấn đề sách mạng sẽ gặp khó khăn với sách giấy.

Tại sao lại thế nhỉ, tất nhiên người viết có quyền tuyệt đối với cái của mình, nhưng viết ra mà ít người đọc, chậm người đọc, khó khăn cho người đọc cũng không phải là mong muốn của người viết.

Cái cách ăn cắp sách để đưa lên mạng hiện nay có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của người viết.

Ước gì viết được trang nào tác giả đưa lên trang đó hoặc sách vừa xong đưa lên liền, cái danh cái tiếng của người viết đâu có mất mà lại đem lại hiệu quả xã hội.

Sách mạng dứt khoát sẽ thắng sách giấy, tại sao không cho nó thắng luôn đi có phải là cao thượng không.