9 thg 1, 2011

Dấu hiệu văn minh

Càng phát triển càng cào cấu trái đất, dân tộc nào muốn sống hòa bình tự cung tự cấp khai thác hợp lý tự nhiên sẽ không được. Có vũ khí sức hủy diệt lớn, cơ động nhanh để phòng bị sự xâm lấn bất ngờ. Các vật liệu tạo ra các loại thiết bị cho con người đều lấy ở trái đất, các nguồn năng lượng lấy ở lòng đất, ngăn chặn các dòng sông để tạo nguồn năng lượng, đốt than tạo năng lượng. Các khu rừng bị khai thác triệt để làm nguyên liệu, biển bị khai thác bừa bãi, khu công nghiệp và nhà ở lấn chiếm các vùng đất nông nghiệp. Các loại khí thải làm đảo lộn khí quyển tự nhiên. Tốc độ đào bới trái đất nhanh hơn mạnh hơn, khốc liệt hơn, con người xâu xé nhau không kém dã man so với trước, đòi hỏi thiết bị và vật liệu không thể hạn chế được, thảm thực vật động vật trái đất bị bằm nát. Con người nối dài và tăng thêm sức mạnh hủy diệt mỗi ngày. Tâm tính loài người hoàn toàn không có gì chế ngự, có chăng chỉ là sự e ngại hủy diệt tập thể. Các quốc gia dân tộc lớn luôn tìm cách thể hiện sức mạnh áp đặt và cả sức mạnh đồng hóa sang quốc gia dân tộc khác. Văn minh chỉ đến khi loài người có sự no đủ, không còn chầy chật vật lộn với cuộc sống. Cái đó quá khó, triển vọng trước mắt làm sao chuyển năng lượng mặt trời vô cùng vô tận thành năng lượng thay thế, tìm được vật liệu mới, trả lại trái đất nguyên trạng tự nhiên. Có thể nguy cơ trái đất bị hủy diệt con người mới không tìm cách diệt nhau nữa để chung tay khôi phục lại sự sống của mình.

Dân đô thị


Thủ đô cũng như đô thị, nơi tập trung người giàu có, người tài của cả nước, của vùng, của địa phương. Khi người dân đô thị ít phải chịu chi phí cho hạ tầng cao của mình so với dân cư không phải đô thị, thường ngân sách quốc gia đầu tư lớn vào đô thị, sức hấp dẫn của đô thị tăng cao hút mạnh cư dân cả nước tụ về để hưởng lợi.
Cư dân đô thị có người có quá khứ lâu dài ở đó, có người tài phải tụ về để cống hiến cho đất nước, cho xã hội, có người giàu có nhiều khả năng để  sống ở bất cứ đâu. Người giàu sẽ đóng góp lớn để xây dựng đô thị, người tài được hỗ trợ một phần, có thời hạn để sinh sống làm việc tại đô thị. Tất cả cư dân đô thị đều phải có đóng góp lớn cho môi trường sống của mình, từ đó sức hấp dẫn của đô thị chỉ với người tài, người giàu, những người chưa đủ khả năng tự do vào tham quan du lịch và đấy cũng là nguồn thu cho đô thị. Ngân sách chung không dồn vào đô thị, văn minh đô thị do cư dân ở đó tạo ra, không phải sức hấp dẫn trời cho nữa, những ai chưa đủ khả năng hãy phấn đấu cho đủ để đô thị rộng tay đón chào.

Lương cao mới được thường trú Thủ đô?

Lương cao mới được thường trú Thủ đô?

06/01/2011 20:34:29
Hạn chế nhập cư vào nội thành và mức phí, phạt đối với giao thông và môi trường ở Hà Nội cao hơn là hai vấn đề gây nhiều tranh cãi tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận về dự án Luật Thủ đô sáng  6/1.
TIN LIÊN QUAN
Quản lý dân cư: nặng về hành chính!
Về vấn đề quản lý dân cư, tại khoản 1, điều 19 Luật Thủ đô nêu rõ:  công dân muốn đăng ký thường trú ở Thủ đô phải đáp ứng các yêu cầu: Đã tạm trú liên tục tại Thủ đô từ 5 năm trở lên và có văn bản chứng minh về chỗ ở. Người lần đầu đăng ký thường trú phải chứng minh có việc làm hợp pháp với mức lương ít nhất bằng hai lần mức lương tối thiểu.

Đánh giá về quy định này, nhiều ý kiến cho rằng quá nặng về “hành chính”, không khả thi trong thực tế.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng các điều kiện để được cấp giấy phép cư trú đưa ra  trong dự thảo khá khắt khe nhưng ông không tin trên thực tế nó có thể giúp giải quyết vấn đề nhập cư ồ ạt  hiện nay. “Các thành phố lớn quá tải, ai cũng thấy, nhưng nếu hỏi tôi biện pháp này có phải là giải pháp thì tôi nói là “không”, ông Vượng thẳng thắn.

Vấn đề quản lý  dân cư Hà Nội rất phức tạp, nếu chiếu theo quy định trên thì những người dân từ các tỉnh khác đến Thủ đô sinh sống theo kiểu "đêm kiếm manh chiếu ngủ, ngày đi làm", sẽ giải quyết thế nào?

Ông Vượng nhắc lại bài học trước đây đã áp dụng các biện pháp hành chính khắt khe nhằm hạn chế di dân tự do vào các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội, không những không hiệu quả mà còn phát sinh các vấn đề về giáo dục, an sinh xã hội, tội phạm…

 “Chúng ta phải hết sức thận trọng, nếu không sẽ quay trở lại thời kỳ trước đây”, ông Vượng nói. Đặc biệt, vấn đề sẽ còn phức tạp hơn khi có thêm đối tượng là người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng, quyền di chuyển từ những nơi khó khăn đến những vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi hơn là một quy luật của sự phát triển.

“Đó là những nhu cầu tất yếu mà không biện pháp hành chính nào có thể ngăn cản được. Do vậy, đề nghị không nên quy định vấn đề này trong dự thảo Luật mà để thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Cư trú”, ông Thuận đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phân trần: “Nói một thời gian dài quản lý hành chính không hiệu quả là không đúng, chúng ta đã quản lý vấn đề nhập cư rất chặt chẽ và giữ được trật tự trị an”.
Ông Cường cho hay hiện nay, có nhiều trường hợp diện tích nhà ở chỉ 5m2, không đảm bảo điều kiện sống, ảnh hưởng đến văn minh đô thị. Thậm chí có nhiều người để có được giấy chứng nhận thường trú, sẵn sàng trả tiền để mua khống. Do vậy, những quy định mới này sẽ làm việc quản lý chặt chẽ hơn việc nhập cư. “Luật phải bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp công dân, nhà nước, cộng đồng và xã hội chứ không riêng gì quyền cư trú của công dân”, ông Cường nhấn mạnh.

Bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau

Về quy định áp dụng mức phí, phạt đối với giao thông và môi trường ở Hà Nội cao hơn các tỉnh khác, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng như vậy là không công bằng. Ông lấy ví dụ  ở các tỉnh khác cũng có rất nhiều di tích quan trọng (như Đền Hùng, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An...) nhưng việc xâm phạm vào các di tích ấy lại chịu mức phạt  thấp hơn so với các di tích ở Thủ đô là rất vô lý.
Nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì cho rằng, Hà Nội được thụ hưởng nhiều hơn, đời sống, trình độ dân trí cao hơn thì phải gương mẫu và đóng góp cao hơn. “Bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau”, ông Kiên nhấn mạnh.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng cho rằng quy định này là công bằng vì bất cứ ai vi phạm ở Hà Nội đều chịu mức phạt như nhau. Hơn nữa, ở Hà Nội mật độ phương tiện tham gia giao thông quá lớn nên các vi phạm dễ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông hơn. Do đó, cần phạt nặng để nâng cao ý thức chấp hành của người dân.
Dự án Luật Thủ đô sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9  vào tháng 3 tới đây.
Nguyễn Yến

Nghề mới đang hình thành


Robot Việt bay xa

Năm 2010 đánh dấu cột mốc thành công ban đầu của nền khoa học chế tạo robot Việt Nam khi một doanh nghiệp Việt “đem... robot đi đánh xứ người” và gây được tiếng vang

Linh hoạt trong vận hành, hoạt động tinh vi, nhanh và chuẩn xác, làm việc trong môi trường độc hại, có khả năng thay thế sức người... là những ưu điểm đáng giá từ robot. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu robot đang được đầu tư qua các đề tài nghiên cứu, qua cuộc thi ROBOCON được tổ chức hằng năm nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao giúp phát triển ngành công nghệ robot trong nước. Trưởng thành từ cuộc thi ROBOCON, Hồ Vĩnh Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Robot TOSY (gọi tắt là TOSY), đã thành công khi đem robot “made in Vietnam” ra thế giới.
Robot TOPIO biết đánh bóng bànẢnh: TOSY
 
Robot “made in Vietnam
 
Tại Triển lãm Tự động hóa lớn nhất thế giới Automatica diễn ra tại Đức vào tháng 6-2010, TOSY đã ra mắt robot biết đánh bóng bàn - TOPIO - và gây tiếng vang cho nền khoa học chế tạo robot Việt Nam. Ngoài TOPIO, TOSY còn ra mắt hơn chục mẫu robot công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, TOPIO Dio - robot phục vụ nhỏ gọn - lần đầu tiên được giới thiệu, có thể vận hành mọi nơi nhờ một camera tích hợp và cảm ứng chướng ngại vật được đánh giá cao.
 
Khách tham quan bị thu hút bởi những chú robot “made in Vietnam”. Nhiều người đã tỏ ra ngạc nhiên vì Việt Nam còn yếu kém về khoa học chế tạo robot nhưng đã trình làng những robot có thiết kế và hiệu năng hoạt động ấn tượng. Ngay cả những “ông lớn” trong lĩnh vực chế tạo robot cũng bị bất ngờ trước những robot đến từ Việt Nam vì chúng có chất lượng không thua kém, trong khi giá chưa đến một nửa so với các mẫu robot cùng chức năng trên thị trường.
Yếu tố giá rẻ có được nhờ TOSY tự làm hết mọi khâu, từ ý tưởng, thiết kế đến kế hoạch sản xuất. Giá rẻ đã giúp TOSY ký kết hàng loạt hợp đồng, trong đó có những hợp đồng giá trị lớn. “Chế tạo thành công robot chất lượng cao mà chi phí thấp là rất khó nhưng để khách hàng tin tưởng vào robot mang thương hiệu Việt còn khó hơn” - anh Hồ Vĩnh Hoàng chia sẻ.
 
Cũng theo anh Hoàng, những robot do TOSY chế tạo đã phải vượt qua nhiều thử thách chất lượng để các đối tác lớn đến từ Mỹ, Nhật, Đức... nhận làm nhà phân phối.
 
Nhiều ưu thế
 
Ưu thế hàng đầu của robot “made in Vietnam” là chi phí sản xuất thấp. Điều này có được dựa trên chi phí nhân công thấp và quan trọng nhất là khả năng khép kín trong quá trình sản xuất của TOSY. Nhiều bộ phận quan trọng của robot như bộ điều khiển, kết cấu cơ khí, phần mềm quản lý, hộp giảm tốc... đều do TOSY tự nghiên cứu và sản xuất nên có giá cạnh tranh, đồng thời phải luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm.
 
Sắp tới, TOSY đầu tư xây dựng các nhà máy như: Nhà máy đúc và luyện kim, nhà máy chế tạo động cơ, nhà máy lắp ráp mạch, nhà máy ép nhựa, nhà máy lắp ráp và thử nghiệm robot, trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới... để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng. “Không dừng lại ở robot công nghiệp, chúng tôi đang có tham vọng đẩy mạnh phát triển của công ty, đưa robot dịch vụ dáng người đến từng gia đình, góp phần thay đổi cuộc sống con người trong tương lai...” - anh Hoàng cho biết.
Nhà sáng chế robot 8X
 
Hồ Vĩnh Hoàng sinh năm 1981, từng là đội trưởng đội ROBOCON Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, giành ngôi vô địch cuộc thi ROBOCON năm 2003.
Hồ Vĩnh Hoàng và một robot do công ty của anh chế tạoẢnh: TOSY
 
Từ nhỏ Hoàng đã mày mò tự chế tạo các loại đồ chơi như canô, ô tô, súng... Đến nay, niềm say mê robot khiến anh vẫn thường xuyên thức trắng đêm để nghiên cứu một cơ cấu hay là một giải thuật điều khiển mới cho robot.
 
Thành công đầu tiên của Hoàng là chế tạo đĩa bay BOOMERAMA, tiền thân của đĩa bay TOSY, sau đó là robot biết đánh bóng bàn TOPIO rồi đến robot phục vụ nhỏ gọn TOPIO Dio... Những sản phẩm đó đã giúp tên tuổi TOSY vang xa.

Khắc Ánh

Quan quân dân giặc

Đất nước e ngại nhất là giặc, có giặc ngoại xâm, giặc nội xâm, giặc cỏ. Giặc nội xâm từ quan quân mà ra, giặc ngoại xâm từ ngoài vào, giặc cỏ từ dân phát sinh. Dân là cái lực được sinh ra cho đất nước tồn tại phát triển. Quân là cái lực tập trung để diệt giặc ngoại xâm, giặc cỏ. Riêng giặc nội xâm không có lực lượng nào diệt. Còn một đối tượng quyết định nữa là vua, vua cá nhân hoặc hội đồng vua, vua đủ tài lực ưu thế thuộc về vua cá nhân, nếu không sẽ có vua tập thể. Nội xâm cũng có thể từ vua mà ra. Một triều đại đánh giặc ngoại xâm bách chiến bách thắng, dẹp giặc cỏ như không, nhưng cuối cùng vẫn bị giặc nội xâm diệt. Chỉ có dân mới diệt được giặc nội xâm, nhưng quan quân lẫn với giặc nội xâm, giặc nội xâm nuôi dưỡng khống chế quan quân, có khi giặc nội xâm còn cấu kết với giặc ngoại xâm thao túng toàn bộ quốc gia.
Chỉ khi vua hoặc tập thể vua do dân dựng lên, quan quân do dân giám sát, nguồn lực của dân trên nền nguồn lợi quốc gia được sinh sôi không ngừng, vua quan quân toàn tâm toàn lực diệt giặc, phát triển đất nước phồn thịnh dài lâu, chấm dứt sự may rủi tồn tại của triều đại.