31 thg 5, 2011
Duy tâm duy vật
Điếu văn
Người tuôn nước mắt người có cho
Người công đâu đó ai còn thấy
Người đang còn đấy ai có thấy
Người có vần iêu vấn vương gì
Lẩn thẩn thành vương xứ mơ màng
Bây giờ đang dõi liệu thấy gì
Thử nhìn vào ta từ di động Mỹ
Chuyến xe bão táp
Nhân tâm
*Đoàn kết*
* *
Bài thơ được viết khi đọc báo thấy tòa án tỉnh Bến Tre kết án 32
năm tù giam và 28
năm quản chế cho 7 người.
Đất nước đang hồi cảnh ngửa nghiêng
Giặc thù đang chực ở biên cương
Cần nên đoàn kết cùng chung sức
Bảo vệ quê hương chống giặc thù
Bản án Bến Tre nặng quá chăng?
Chính quyền nên tỏ chút lòng nhân
Người dân sẽ thấy lòng ấm lại
Sát cánh cùng chung diệt giặc thù.
Phi Vũ
05/30/11
Ỉ hội
30 thg 5, 2011
Ỉ
Sâu mọt
“Quyết tâm bám biển, bám ngư trường của Tổ quốc mình”
“Quyết tâm bám biển, bám ngư trường của Tổ quốc mình” | ||||
16:41', 30/5/ 2011 (GMT+7) | ||||
* Bộ đội biên phòng Bình Định kiên quyết bảo vệ ngư dân an toàn bám biển, bám ngư trường
“Quyết tâm bám biển, bám ngư trường của Tổ quốc mình”- Đó là khẳng định của ngư dân Bình Định nói riêng và ngư dân trên cả nước nói chung sau khi Trung Quốc ngang ngược ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Việt
Theo Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), cữ này đang vào mùa gió Nam, sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định không cao. Tuy nhiên, hiện nay đã có hàng chục tàu cá vẫn ra khơi đánh bắt để bám biển, bám ngư trường và khẳng định chủ quyền trước lệnh cấm đánh cá trên biển của Trung Quốc từ ngày 15.6 đến ngày 1.8.2011. Đồng thời, việc tiếp tục ra khơi đánh bắt của ngư dân Bình Định còn nhằm hạn chế việc tàu cá Trung Quốc lấn chiếm ngư trường Việt Nam.
Theo Bộ đội biên phòng Bình Định, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã nhận nhiều thông báo của ngư dân về việc xâm phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc, gây khó khăn cho việc đánh bắt của ngư dân. Cụ thể, ngày 4 và 5.1, ngư dân phát hiện hai tàu Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 188, 189 liên tục quần đảo ở khu vực có tọa độ 17 độ 28 phút vĩ độ bắc - 109 độ 28 phút kinh độ đông, gây cản trở ngư dân vươn ra khơi đánh bắt.
Ngày 16.2, các ngư dân Bình Định phát hiện ở khoảng tọa độ 17 độ 20 phút vĩ độ bắc - 110 độ 25 phút kinh độ đông, Trung Quốc cắm 2 giàn khoan thăm dò dầu khí, khi ngư dân đánh bắt gần khu vực này thì bị tàu Hải quân Trung Quốc rượt đuổi.
Ngày 4.5, ngư dân lại phát hiện tại khoảng tọa độ 15 độ 0 phút vĩ độ bắc - 112 độ 0 phút kinh độ đông có khoảng 100 tàu đánh cá lớn của Trung Quốc hành nghề mành chụp, tranh giành ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, đặc biệt là của ngư dân Bình Định.
Từ ngày 16.5, Trung Quốc bắt đầu thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông suốt ba tháng liền, trong đó bao gồm nhiều ngư trường đánh bắt truyền thống của ngư dân miền Trung và ngư dân Bình Định. Thế nhưng trong ngày 20.5, tàu cá BĐ-95136 TS do ông Lê Ngọc Thạch (ở xã Hoài Hương, Hoài Nhơn) làm chủ có 8 ngư dân và tàu cá BĐ-95647 TS do ông La Thành Long (ở xã Hoài Hải, Hoài Nhơn) có 9 ngư dân và nhiều tàu cá khác vẫn xuất bến vươn ra khơi hành nghề câu cá ngừ đại dương.
Qua hệ thống ICOM, thuyền trưởng La Thành Long, cho biết: “Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông, bao gồm một số vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt
Cũng xuất bến từ ngày 20.5, tàu cá BĐ-96210 TS do ông Trần Tốt (ở xã Tam Quan Nam, Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, trên tàu có 8 ngư dân đang đánh cá ngừ đại dương tại tọa độ 9 độ 30 phút vĩ độ bắc - 113 độ 15 phút kinh độ đông (khu vực quần đảo Trường Sa). Trao đổi qua hệ thống ICOM tại Đài trực canh của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Bình Định, thuyền trưởng Tốt cho vui mừng cho biết: ‘Sau 10 ngày đã câu được gần 1 tấn cá ngừ đại dương, các tàu cá khác của Bình Định đánh bắt gần khu vực cũng hiệu quả nên chúng tôi sẽ đánh bắt đến khi nào đầy tàu mới vào bờ. Chúng tôi quyết tâm bám biển, bám ngư trường của Tổ quốc mình dù Trung Quốc có đưa ra lệnh cấm gì đi nữa cũng vậy! Chúng tôi đánh bắt trên vùng biển của Việt
Trước lệnh cấm ngang ngược của Trung Quốc cũng như việc nhân lệnh cấm đó, tàu cá Trung Quốc nhiều lần ngang nhiên lấn chiếm ngư trường, gây khó khăn cho việc đánh bắt của ngư dân Bình Định, ngày 30.5, Đại tá Trương Minh Cường, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Bình Định, cho biết: “Sau khi nắm tình hình cũng như tổng hợp các phản ánh, kiến nghị của ngư dân, Bộ đội Biên phòng Bình Định đã báo cáo lên Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Tư lệnh Biên phòng có giải pháp bảo vệ ngư dân để họ an tâm bám biển, bám ngư trường, đánh bắt trên vùng biển Việt Nam, khẳng định chủ quyền biên giới Việt Nam. Chúng tôi sẽ sớm có biện pháp tích cực hơn, hiệu quả hơn để bảo vệ đồng bào mình. Lực lượng biên phòng Bình Định cũng tuyên truyền, khuyến khích ngư dân khi ra khơi đánh bắt nên theo tổ đoàn kết khi gặp sự cố sẽ dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau.”.
|
Còn đc nào thì viết hồi ký tiếp đi
Cách mạng Việt Nam kể từ năm 1858 thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng cho đến năm 1975 dinh lũy cuối cùng của đế quốc là Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, tính ra là một trăm mười bảy năm. Đó là một thời gian dài dặc nhân dân Việt Nam sống trong vòng khổ nạn do đế quốc gây nên. Đó cũng là thời gian dài dặc mà nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc; phong trào này bị dập tắt, phong trào khác lại nhóm lên, người trước ngã xuống, người sau vẫn xốc tới, hàng triệu người đã bị tra tấn kìm kẹp nơi tù ngục và hy sinh trong các cuộc chiến đấu. Cuối cùng Hồ Chủ tịch dựa vào nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lê-nin và kết hợp với tình hình thực tế nước nhà, vạch ra một đường lối cách mạng đúng đắn đoàn kết được tất cả lực lượng yêu nước của toàn dân và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân tiến bộ thế giới, thì cách mạng Việt Nam mới hoàn thành, đất nước Việt Nam mới thật sự được giải phóng và thống nhất. Là một người dân mất nước, trong quá trình tìm hiểu cách mạng, tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nhà cách mạng tiền bối như Trương Công Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, v.v… cuối cùng được sự giáo dục của Hồ Chủ tịch, tôi đã trực tiếp tham gia cách mạng từ năm 1926. Nhưng suốt mấy chục năm tham gia cách mạng, không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện viết hồi ký; ngay những năm công tác ở Hà Nội, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng thường nhắc tôi viết hồi ký ghi lại những hoạt động của mình, một phần trong hoạt động của Đảng, tôi vẫn không định viết, vì sự đóng góp của mình đối với cách mạng chẳng qua chỉ là một giọt nước giữa biển cả mà thôi. Nhưng qua hơn hai mươi năm làm việc gần gũi với Lê Duẩn, tôi được biết rõ Lê Duẩn là một kẻ âm mưu đặt lợi ích cá nhân và bè cánh lên trên lợi ích của dân tộc, đặc biệt là những năm trước và sau khi Hồ Chủ tịch mất, tôi được biết những hoạt động xấu xa nguy hiểm của y, như việc choán quyền Đảng, việc xuyên tạc lịch sử, việc động viên toàn bộ lực lượng chống Trung Quốc và xâm chiếm Cam-pu-chia, là những việc phản chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phản cách mạng, phản lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Qua nhận thức đó, tôi thấy cần phải viết hồi ký, không phải chỉ để nói lên sự đóng góp hết sức nhỏ bé của mình đối với cách mạng, mà chủ yếu để nói lên chủ trương đường lối và việc làm của Hồ Chủ tịch trong các thời kỳ hoạt động qua một số sự việc cụ thể, đồng thời nêu ra một số sự thật trong quá trình cách mạng đã bị Lê Duẩn cố tình che lấp, xóa nhòa hoặc xuyên tạc, để sau này những người có quan tâm đến cách mạng Việt Nam có thể tham khảo, không bị bọn bồi bút của Lê Duẩn lừa gạt. Cuốn hồi ký này gồm bảy phần: Phần thứ nhất “Trên đường tiến tới cách mạng”, viết theo sự yêu cầu của Phòng truyền thống xã nhà, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Phần này đã gửi Phòng truyền thống xã, gửi Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Nghệ-Tĩnh, nay vẫn giữ nguyên, nhưng có đổi hai chữ “Do-thái” thành hai chữ “Tô-thái” trong câu đối viếng người mẹ của bạn. Việc sửa chữa này sẽ được giải thích rõ khi dẫn đến câu đối này ở trong phần. Phần thứ hai “Những năm tháng hoạt động cách mạng ở Xiêm”. Phần thứ ba “Những năm tháng hoạt động cách mạng ở Trung Quốc”. Phần thứ tư “Những năm tháng trước và sau Cách mạng Tháng Tám”. Phần thứ năm “Nhiệm vụ mới - Chỉnh đốn một số công tác ở hải ngoại”. Phần thứ sáu “Những năm tháng là Đại biểu Chính phủ và Đại biểu Trung ương Đảng tại Trung Quốc”. Phần thứ bảy “Cách mạng Việt Nam với sự phản bội của Lê Duẩn”. Phần này nói lên những sự thật trong quá trình Lê Duẩn chuyển biến từ một người cách mạng thành một người phản bội cách mạng với những nguyên nhân nội tại và ngoại tại của nó. Nguyên nhân nội tại là bản thân Lê Duẩn không tự cải tạo mình để phục vụ lợi ích cách mạng mà lại muốn lợi dụng cách mạng hòng nâng cao địa vị và danh vọng của mình, không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà lại muốn lợi dụng sức mạnh của nhân dân hòng biến Việt Nam thành một nước bá chủ khu vực. Nguyên nhân ngoại tại là do một số người lãnh đạo Liên Xô với tư tưởng sô-vanh nước lớn, đã dùng mọi thủ đoạn ép buộc các nước trong “đại gia đình xã hội chủ nghĩa” và các đảng anh em phải tuân theo chủ trương, đường lối của mình, ai không nghe thì đả kích, thì phân hóa nội bộ, ủng hộ nhóm này hạ bệ nhóm kia, thậm chí có khi còn uy hiếp bằng lực lượng quân sự, hòng đạt tới mục đích làm bá chủ thế giới. Với mục đích đó, người lãnh đạo Liên Xô đã sử dụng Lê Duẩn trong mưu toan xây dựng một căn cứ quân sự mạnh ở Đông Dương để chống Trung Quốc và để mở phạm vi ảnh hưởng của mình xuống phía Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngoài phần chính ra còn có một phần phụ lục ghi lại lý lịch tóm tắt và một số hoạt động cụ thể của bản thân tôi. Cuốn hồi ký này viết trong lúc phải suy nghĩ nhiều việc quan trọng khác, trong hoàn cảnh thiếu tài liệu gốc từ trong nước, trong hoàn cảnh sức khỏe bị hạn chế, nên chỉ có thể viết những nét lớn một cách ngắn gọn. Sau này nếu có dịp tìm được tài liệu tham khảo đầy đủ hơn, có hoàn cảnh tốt hơn thì sẽ bổ sung. Cuốn hồi ký này viết để tỏ lòng kính mến vô cùng đối với Hồ Chủ tịch, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này đã từng rèn luyện nên một đội ngũ cán bộ hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, xây dựng nên một đội quân trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cuốn hồi ký này viết để tỏ lòng kính mến vô cùng đối với các vị cách mạng tiền bối và tất cả những người anh hùng vô danh đã hy sinh trong các cuộc đấu tranh giành độc lập và tiến bộ xã hội ở Việt Nam suốt hơn một thế kỷ. Đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với những người bạn quốc tế đã đồng tình ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuốn hồi ký này viết cũng để tỏ lòng nhớ thương đối với người bạn già là người đã tham gia cách mạng từ những năm 1929, 1930, để tỏ lòng nhớ thương đối với người con trai, người con dâu và ba đứa cháu hiện đang bị bọn Lê Duẩn hãm hại ở trong nước. Trong quá trình viết hồi ký, tôi được các cơ quan nghiên cứu tình hình Việt Nam tại Bắc Kinh cung cấp một số tài liệu tham khảo như: Các thứ sách báo chữ Việt mà cơ quan lưu trữ; một số tài liệu gốc của Quốc dân đảng Trung Quốc về các hoạt động của Hồ Chủ tịch khi ở Liễu Châu năm 1942-1943, việc Hồ Chủ Tịch gặp Tư lệnh không quân Mỹ Chen-nớt-tơ [1] và các hoạt động khác ở Côn Minh năm 1945; một số tài liệu về cuộc hội đàm Việt – Pháp ở Phông–ten-bơ-lô năm 1946, về cuộc hội đàm Việt – Mỹ ở Pa-ri năm 1968-1972 v.v… là những tài liệu tham khảo cực kỳ quan trọng. Qua sự tham khảo những tài liệu đó mà một số sự việc trước kia tôi chỉ biết đại thể, nay có căn cứ chắc chắn để ghi lại trong hồi ký một cách rõ ràng, đầy đủ. Đối với tôi, đó là một sự giúp đỡ tận tình và hết sức quý báu. Nhân dịp xuất bản tập hồi ký, tôi xin tỏ lời cảm ơn sâu sắc và chân thành. Hoàng Văn Hoan Tháng 2 năm 1986 ở Bắc Kinh |
hết: Lời nói đầu, xem tiếp: P1 - Chương 1
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3ntn3n3n31n343tq83a3q3m3237nvn (phải trèo tường mới vào được)
|
Tâm công
Trung Quốc dẹp đi mộng bá quyền*
Trung Quốc dẹp đi mộng bá quyền
Hãy xem lịch sử của nước ta
Thoát Hoan bỏ chạy ôm đầu máu
Liểu Thăng chết chém ở Chi Lăng
Đống Đa mồ của quân xâm lược
Bạch Đằng máu chảy đỏ dòng sông
Nhục xưa hãy nhớ đừng quên nhé!
Lịch sử oai hùng của nước Nam
Phi Vũ
05/30/11
Cách đánh của Lý Thường Kiệt
Sinh tồn
Văn minh mới
Ai chặn internet lưu ý
Đánh giặc
www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/
*Lịch sử vẻ vang.*
*Phi Vũ*
Nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, ta không khỏi chạnh lòng khi kẻ
thù phương bắc luôn luôn rình rập và nuôi mộng xâm chiếm nước ta. Trải qua
một nghìn năm đô hộ, giặc Tàu đã gây cho dân tộc chúng ta biết bao nhiêu đau
thương, tang tóc. Chúng bắt dân ta phải lên rừng săn bắt voi và tê giác để
lấy ngà, khai thác những loài gỗ quý hiếm để chở về Tàu. Ngoài ra, dân ta
còn phải xuống biển mò trai để lấy ngọc cho chúng.
Không biết bao nhiêu điều tàn ác, bất nhân chúng đã gây ra cho dân ta.
Nhưng truyền thống quật khởi là điểm son của dân tộc Việt Nam. Từ thời nhà
Hán, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng<http://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_B%C3%A0_Tr%C6%B0ng>đã giành
được thắng lơi vẻ vang. Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa và chiếm được 65
thành trì, lập nên nền tự chủ đầu tiên cho lịch sử. Nhưng giặc đã cho Mã
Viện, một tên tướng giỏi sang đánh nước ta. Hai Bà cùng quân dân kháng cự
mãnh liệt nhưng sức yếu, Mã Viện lại là tên tướng nham hiểm nên Hai Bà đã
thua và chạy đến sông Hát Giang tự vẫn. Đất nước ta sau một thời gian ngắn
ngủi tự chủ lại một lần nữa rơi vào tay giặc.
Sang đến đời nhà Ngô (là một trong ba nước thời Tam Quốc: Hán, Ngụy, Ngô),
Bà Triệu Thị Trinh<http://en.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u_Th%E1%BB%8B_Trinh#Vietnamese_account>cùng
anh là Triệu
Quốc Đạt
<http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u_Qu%E1%BB%91c_%C4%90%E1%BA%A1t>đã
nổi lên dựng cờ khởi nghĩa. Hai anh em không chịu được những thói hà hiếp,
hung hăng, bạo ngược của giặc Ngô nên đã nổi lên tập trung hào kiệt để đánh
giặc. Nhưng rất tiếc cuộc khởi nghĩa không kéo dài bao lâu khi giặc cho tên
Lục Dận, một tên tướng giỏi sang đánh nước ta. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Tiếp theo đó những cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng…cũng
làm cho giặc thù phải khốn đốn.
Phải đơi đến vào thế kỷ thứ mười, với chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch
Đằng<http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_B%E1%BA%A1ch_%C4%90%E1%BA%B1ng,_938>,
Ngô Quyền <http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Quy%E1%BB%81n> đại phá giặc
Tàu, mở đầu thời kỳ tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc. Đây là một chiến
công lừng lẫy, hiển hách của vị đại tướng giỏi về dụng binh.
Đến đời nhà Lý, Lý Thường
Kiệt<http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C6%B0%E1%BB%9Dng_Ki%E1%BB%87t>là
một vị tướng đã làm cho giặc Tống phải khốn đốn. Vẫn với mộng xâm lược
cố
hữu, chúng đã xua quân sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt đã lập phòng
tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh cho giặc một trận thất điên bát đảo phải
rút chạy về Tàu. Ông còn chủ trương phải sang đánh nơi đất giặc để làm mất
đi nhuệ khí của giặc và làm tiêu tan mộng xâm lược. Ông đã đem quân sang
Tàu, vây hãm hai thành ở Châu Ung, Châu Liêm, đốt phá kho lương và thành
trì của giặc. Nước ta lại được yên ổn một thời gian trong nền tự chủ của
lịch sử dân tộc.
Sang đến đời nhà Trần thì Mông Cổ đã chiếm được hoàn toàn nước Tàu và lập
nên triều đại Nguyên Mông. Mông Cổ là một dân tộc du mục sống nơi vùng sa
mạc phía Bắc nước Tàu. Chúng cưỡi ngựa và bắn cung rất giỏi. Sau khi chinh
phục hoàn toàn nước Tàu, vó ngựa của chúng tung hoành ngang dọc, tiến sang
tận châu Âu làm các nước châu Âu phải kinh hồn bạt vía. Chúng tự hào rằng vó
ngựa Mông Cổ đi đến đâu nơi đó không còn ngọn cỏ. Thế nhưng vó ngựa ấy đã ba
lần bị "bẻ gãy" tại đất nước Đại Việt nhỏ bé nhưng giàu lòng quật
cường.Hưng Đạo Đại Vương
<http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%C6%B0ng_%C4%90%E1%BA%A1o>đã ba
lần phá tan giặc, làm tiêu tan đi truyền thống bách chiến bách thắng của
giặc Nguyên Mông.
Cuối đời nhà Trần là triều đại nhà Minh bên Tàu. Lợi dụng đất nước ta triều
Trần đang suy yếu vì có sự xung đột nội bộ, giặc Minh cử Trương Phụ xua quân
sang xâm chiếm nước ta. Đất nước ta lại một phen nữa rơi vào tay giặc Minh. Lê
Lơi<http://tieuhocleloiquynhon.org/index.php/gii-thiu/38-gioi-thieu/151-tiu-s-anh-hung-le-li>đã
đứng lên chiêu dụ hào kiệt để khởi nghĩa. Những người giỏi khắp nơi
như Nguyễn
Trãi, <http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i> Trần Nguyên
Hãn <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nguy%C3%AAn_H%C3%A3n>…cùng
nhiều anh tài theo về với Lê Lợi. Sau mười năm kháng chiến, giặc Minh đã bị
quét sạch ra khỏi nước ta. Lê Lợi lên ngôi, mở đầu triều đại nhà Lê. Ông đã
cho Nguyễn Trãi Viết Bình Ngô Đại
Cáo<http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1>,
một áng văn kiệt tác để bá cáo cùng thiên hạ.
Đến cuối dời nhà Lê, nước ta bị nạn Trịnh Nguyễn phân tranh, một cuộc chiến
huynh đệ tương tàn giữa hai lực lượng: nhà Trịnh ở phía bắc và nhà Nguyễn ở
phía Nam. Ba anh em nhà Tây Sơn ở Bình Định là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ lãnh đạo nhân dân nổi lên vói chủ trương "phù Lê diệt Trịnh" nên
hào kiệt khắp nơi theo về rất đông và lập nên nhà Tây Sơn. Lê Chiêu Thống,
một tên vua hèn hạ đã chạy sang Tàu cầu viện nhà Mãn Thanh. Vua Càn Long nhà
Thanh đã sai Tôn Sĩ Nghị thống suất 20 vạn quân sang đánh nước ta. Đất nước
lại một lần nữa lâm vào cảnh chiến tranh. Được tin đó, Nguyễn Huệ lên ngiôi
hoàng đế, lấy đế hiệu Quang Trung, hành quân cấp tốc ra Bắc để diệt giặc.
Sau 5 ngày hành quân chớp nhoáng, Quang Trung hoàng đế
<http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Hu%E1%BB%87>đã đánh bật giặc
Thanh ra khỏi nước. Ngày mồng năm Tết, Ngài vào Thành Thăng Long vừa mới
được giải phóng, áo bào còn hoen thuốc súng. Chiến công lừng lẫy của Ngài là
niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Một sử gia Tây Phương khi so sánh
Vua Quang Trung của Việt Nam với vua
Napoleon<http://www.lucidcafe.com/library/95aug/napoleon.html>của Pháp
đã cho Vua Quang Trung còn hơn Napoleon một bậc vì cuộc đời chiến
trận của vua Quang Trung là bách chiến bách thắng, chưa có một trận thua,
trong khi vua Napoleon đã bị thua trận ở tại Waterlo.
Cha ông ta đã làm nên lịch sử vẻ vang và hào hùng như thế đó. Bây giờ giặc
Tàu lại một lần nữa muốn giở lại mộng xâm lăng. Chúng đã chiếm quần đảo Hoàng
Sa, <http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Sa> một phần quần đảo
Trường Sa<http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa>,
thác Bản <http://www.blogger.com/goog_47540634>
Giốc<http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1c_B%E1%BA%A3n_Gi%E1%BB%91c>…Chúng
bắt giết ngư dân ta đang đánh cá trên biển quê hương…Nhà cầm quyền nghĩ như
thế nào, sao cứ mãi im hơi lặng tiếng. Dân tộc Việt Nam chúng ta với truyền
thống hào hùng tự nghìn xưa, không lẽ lại thua giặc thời nay. Hơn nữa chúng
ta đang sống giữa thế kỷ 21 là một thế kỷ mà quan hệ quốc tế được mở rộng
hơn thời xa xưa. Không lẽ nào ngày nay ta lại chịu thua giặc. Không lẽ nào,
không lẽ nào…
Phi Vũ
Ngày 29 tháng 5 năm 2011
29 thg 5, 2011
Chúng ta muốn hòa bình
Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.
Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.
Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P |
Tên lửa Yakhont
Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.
Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.
SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont. |
Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.
Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất một phiên bản SS-N-26, có tên là Brahmos A/S. Ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, sử dụng tên lửa Brahmos. |
Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn Độ. |
Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.
Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.
Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30 |
Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.
Hệ thống Bastion-P
Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.
Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.
Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa. |
Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.
Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.
Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.
|
Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.
Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.